'Điểm mặt' nâng cấp đắt giá trên Mitsubishi Triton của đội đua Việt Nam
Người dân cả nước vui mừng khi từ 1.9.2025 toàn bộ học sinh công lập 63 tỉnh thành, từ mầm non tới hết lớp 12 đều được miễn học phí. Nhiều người quan tâm, vậy học sinh mầm non các trường dân lập, tư thục; học sinh phổ thông các trường tư thục có được hỗ trợ học phí hay không?Thông tin từ Bộ GD-ĐT gửi báo chí ngày 28.2.2025 cho biết: Ngày 28.2.2025, Bộ Chính trị đã đồng ý với đề xuất của Bộ GD-ĐT về việc miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến giáo dục phổ thông.Hiện nay, Chính phủ đã ban hành các quy định miễn học phí cho các em học sinh. Theo quy định hiện hành, từ ngày 1.9.2025, Nhà nước sẽ thực hiện miễn học phí cho tất cả học sinh công lập từ mầm non 5 tuổi đến THCS (đến hết lớp 9). Ngoài ra, Chính phủ cũng đã quy định chính sách giảm 50%-70% học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho nhiều đối tượng học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh thuộc đối tượng chính sách xã hội, học sinh dân tộc (học ở trường công lập và trường dân lập, tư thục)."Ngoài các đối tượng được miễn học phí theo quy định hiện hành nêu trên, Bộ GD-ĐT đề xuất và được Bộ Chính trị đồng ý bổ sung miễn học phí cho học sinh mầm non từ 3 tháng đến 4 tuổi và học sinh phổ thông. Theo đó, toàn bộ học sinh mầm non, học sinh tiểu học, học sinh THCS và học sinh THPT công lập sẽ được miễn học phí. Học sinh trường dân lập, tư thục được cấp bù học phí bằng mức học phí của trường công lập theo quy định của pháp luật; phần chênh lệch học phí giữa trường công lập và dân lập, tư thục sẽ do gia đình học sinh chi trả", thông tin gửi báo chí của Bộ GD-ĐT hôm 28.2 cho biết.Để bạn đọc có thể hình dung rõ hơn, xin được lấy ví dụ, tại kỳ họp thứ 17, HĐND TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 hồi tháng 7.2024 đã thông qua Nghị quyết quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024-2025 và các năm học tiếp theo trên địa bàn TP.HCM như bảng sau:Nhóm 1 là các trường nằm tại các quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Phú, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Tân và TP.Thủ Đức. Các trường thuộc nhóm 2 nằm tại các huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi.Như vậy, từ 1.9.2025 khi toàn bộ học sinh công lập từ nhà trẻ tới hết lớp 12 ở bậc THPT được miễn học phí, thì gia đình của các học sinh công lập này không phải đóng học phí, tương đương với việc được giảm một khoản tiền phải đóng hàng tháng cho con em mình. Số tiền được giảm như trên bảng, theo từng bậc học, từng khu vực mà trường đang nằm.Còn học sinh mầm non dân lập, tư thục; học sinh phổ thông tư thục cũng sẽ được cấp bù học phí bằng mức học phí của trường công lập theo quy định của pháp luật; phần chênh lệch học phí giữa trường công lập và dân lập, tư thục sẽ do gia đình học sinh chi trả. Ví dụ nhà anh A có con đi học nhà trẻ ở một trường tư thục tại quận 5, TP.HCM với học phí của trường này là 5 triệu đồng/tháng. Từ 1.9.2025, bé nhà anh A được ngân sách hỗ trợ 200.000 đồng/tháng học phí. Anh A phải đóng phần chênh lệch học phí là 4.800.000 đồng cho nhà trường. Việc hỗ trợ học phí được thực hiện bằng số thời gian trẻ thực học tại trường và không quá 9 tháng/năm học.Nhiều phụ huynh thắc mắc, vì sao học sinh tiểu học cả nước bấy lâu nay được miễn học phí; nhiều tỉnh thành trong cả nước đã miễn phí học phí cho học sinh từ mầm non tới hết lớp 12 từ năm học 2024-2025 này như Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Yên Bái... nhưng sao mỗi tháng họ vẫn phải đóng 2-3 triệu đồng tiền trường cho con?Xin giải đáp thắc mắc này của quý phụ huynh: Dù đã được miễn học phí (mức học phí được hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở quy định mức sàn, trần học phí quy định của Chính phủ), nhưng khi học sinh đến trường, tùy vào việc đăng ký, lựa chọn từ đầu năm học của gia đình học sinh thì các em còn phải đóng một số khoản quy khác theo quy định, đã được phê duyệt bởi cơ quan quản lý. Ví dụ như học sinh có ăn cơm bán trú tại trường phải đóng các khoản thu dịch vụ phục vụ cho hoạt động bán trú (ví dụ như tiền tổ chức phục vụ, quản lý và vệ sinh bán trú; tiền mua sắm thiết bị, vật dụng phục vụ học sinh bán trú…). Học sinh đăng ký học lớp tăng cường tiếng Anh cần đóng tiền tổ chức dạy tăng cường tiếng Anh; tiền tổ chức các lớp tin học tự chọn; tiền tổ chức dạy các lớp năng khiếu, thể dục tự chọn, câu lạc bộ… Học sinh cũng cần đóng các khoản thu hỗ trợ cho cá nhân học sinh (ví dụ như tiền học phẩm; tiền suất ăn trưa bán trú nếu em đó có đăng ký học bán trú; tiền nước uống; tiền khám sức khỏe học sinh ban đầu (bao gồm khám nha học đường); tiền sử dụng máy lạnh của lớp học có máy lạnh (tiền điện, chi phí bảo trì máy lạnh)… Theo thống kê từ Bộ GD-ĐT, hiện cả nước có 23,2 triệu học sinh (chưa bao gồm học sinh học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên), trong đó: 3,1 triệu học sinh mầm non dưới 5 tuổi; 1,7 triệu học sinh mầm non 5 tuổi; 8,9 triệu học sinh tiểu học; 6,5 triệu học sinh THCS và 3 triệu học sinh THPT.Trên cơ sở báo cáo của 46 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương đến thời điểm hiện tại và các tài liệu, báo cáo gần đây, Bộ GD-ĐT căn cứ theo mức học phí tối thiểu theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và Nghị định số 97/2023/NĐ-CP của Chính phủ để ước tính nhu cầu kinh phí ngân sách Nhà nước phải chi trả để thực hiện miễn học phí cho toàn bộ học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông.Theo đó, nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước phải chi trả để thực hiện chủ trương miễn học phí cho các đối tượng nêu trên là khoảng 30.000 tỉ đồng (nếu trừ ngân sách địa phương của các tỉnh/thành phố đã thực hiện miễn học phí thì ngân sách trung ương sẽ phải thực hiện ít hơn số này). Trên thực tế, mức ngân sách cần đảm bảo sẽ phụ thuộc vào mức học phí cụ thể của từng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền của hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở quy định mức sàn, trần học phí quy định của Chính phủ.Thi công không tái lập mặt đường
Sở hữu hàng loạt điểm cải tiến… nhưng giá bán Outlander 2020 lại giảm so với mẫu cũ
Những ‘chiến binh thép’ của Lữ đoàn Đặc công 429
Ngày 19.1, Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tại hội nghị, ông Phan Thăng An, Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư, đã công bố quyết định của Ban Chấp hành T.Ư về việc điều động, chỉ định Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Đồng Nai Quản Minh Cường tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng nhiệm kỳ 2020 - 2025 và chỉ định tham gia Đảng ủy Quân khu I nhiệm kỳ 2020 - 2025.Ông Quản Minh Cường sinh năm 1969, quê quán Hưng Yên, có trình độ lý luận chính trị cao cấp, là tiến sĩ luật, cử nhân cảnh sát. Trước khi là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, ông từng đảm nhiệm công tác tại Bộ Công an, sau đó giữ chức Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư, Phó bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai...Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Quản Minh Cường cho biết sẽ nỗ lực hết sức để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; quyết tâm thực hiện thắng lợi 3 chương trình trọng tâm, 3 nội dung đột phá của Đảng bộ tỉnh đề ra trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt là phấn đấu thông tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) trong năm 2025.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.
Người yêu thiên văn Việt thích thú trước 'cây thông Noel' lấp lánh giữa ngân hà
Sáng 14.3, hội đồng xét xử TAND TP.Hà Nội công bố bản án đối với 8 bị cáo trong vụ cháy chung cư mini khiến 56 người chết, 44 người bị thương, xảy ra tại P.Khương Đình, Q.Thanh Xuân, Hà Nội.Theo bản án, bị cáo Nghiêm Quang Minh, chủ sở hữu tòa chung cư mini, bị tuyên phạt 12 năm tù về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC).Ngoài án tù, ông Minh buộc phải bồi thường cho các nạn nhân trong vụ cháy với tổng số tiền hơn 23,7 tỉ đồng.7 cựu cán bộ thuộc UBND Q.Thanh Xuân và UBND P.Khương Đình cùng bị tuyên phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.Trong đó, ông Chu Xuân Sơn (cựu Phó chủ tịch UBND phường, giai đoạn 2015 - 2020) 6 năm tù và Nguyễn Đình Quân (cựu tổ trưởng Thanh tra Xây dựng phường, giai đoạn 2014 - 2016) 7 năm tù.Ông Phạm Tần Anh (cựu Phó chủ tịch UBND phường từ năm 2018) và Nguyễn Tuấn Anh (cựu Phó trưởng Công an phường) mỗi người 4 năm tù.Ba người còn lại gồm: ông Trần Trọng Khang (cựu Đội trưởng Thanh tra Xây dựng Q.Thanh Xuân, giai đoạn 2013 - 2016) 3 năm tù; Nguyễn Thị Kim Trang (cựu cán bộ địa chính - xây dựng phường, giai đoạn 2010 - 2018) và Phạm Thanh Tùng (cựu nhân viên hợp đồng phụ trách lĩnh vực môi trường đô thị) mỗi người 30 tháng tù.Hội đồng xét xử nhận định, vụ án này gây đau thương, thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng. Trong số những nạn nhân tử vong, có người là trẻ em, có gia đình cùng lúc mất đi nhiều người thân. Với hậu quả như đã nêu, tòa cho rằng cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất đối với bị cáo Nghiêm Quang Minh, để tương xứng với tính chất, mức độ hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.Đối với nhóm cựu cán bộ thuộc Q.Thanh Xuân và P.Khương Đình, các bị cáo đã thiếu trách nhiệm, thiếu kiểm tra, giám sát trong công tác quản lý về trật tự xây dựng và PCCC. Dù vậy, khi vụ hỏa hoạn xảy ra, các bị cáo đã tích cực trong công tác cứu hộ, cứu nạn, kêu gọi ủng hộ cho nạn nhân trong vụ cháy, phối hợp với cơ quan điều tra trong giải quyết vụ án. Tại tòa, các bị cáo cơ bản nhận thức được hành vi sai phạm, nhiều người cùng bị cáo Minh tự nguyện khắc phục một phần hậu quả cho các bị hại...Hồ sơ vụ án cho thấy, bị cáo Nghiêm Quang Minh là chủ sở hữu thửa đất có diện tích 240 m2 trên phố Khương Hạ, được cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, gồm 6 tầng, tầng lửng và tum thang, với tổng số 33 phòng. Năm 2015, bị cáo xây dựng và tự ý thay đổi thiết kế công trình thành 9 tầng và 1 tum, nâng tổng số phòng lên 45.Quá trình xây dựng, cơ quan chức năng Q.Thanh Xuân và P.Khương Đình ra quyết định đình chỉ thi công, xử phạt 15 triệu đồng, buộc phá dỡ phần xây dựng sai phép, đồng thời ra quyết định cưỡng chế thi hành xử phạt.Nhưng vì thiếu trách nhiệm, các bị cáo là cán bộ có nhiệm vụ, quyền hạn tại 2 đơn vị nêu trên đã không giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành quyết định xử phạt, để mặc cho công trình tiếp tục xây dựng mà không hề bị xử lý.Tháng 4.2016, bị cáo Minh bán xong 45 căn hộ bằng hình thức ký thỏa thuận mua bán hoặc thỏa thuận giao quyền quản lý, sử dụng lâu dài cho các cá nhân và hộ gia đình. Sau khi bán, bị cáo không cư trú tại đây. Tòa nhà bị xác định có hàng loạt vi phạm nghiêm trọng về PCCC. Cơ quan chức năng nhiều lần chỉ ra, khuyến cáo, nhưng các vi phạm này không được khắc phục.Khoảng 23 giờ 20 ngày 12.9.2023, từ một mạch điện bị chập, tầng 1 tòa nhà, nơi để khoảng 80 xe máy, xe điện các loại, xảy ra hỏa hoạn. Ngọn lửa nhanh chóng bao trùm, khiến 56 người chết, 44 người bị thương, thiệt hại về tài sản hơn 3,2 tỉ đồng.